Chọn hệ thống wifi nào cho nhà thông minh?

Ngày nay, công nghệ wifi phát triển mạnh mẽ nên hầu hết các thiết bị muốn kết nối với internet đều có hỗ trợ sử dụng kết nối wifi như điện thoại, máy tính, tivi, các thiết bị thông minh vì tính di động và tiện lợi của wifi so với đi dây lan nên wifi giờ đây có trong hầu hết các gia đình.

Việc xây dựng hệ thống wifi cho gia đình rất quan trọng bởi nếu không tính toán từ đầu thì sau này khi nâng cấp (vì nhu cầu sử dụng các thiết bị ngày càng tăng, lưu lượng sử dụng cũng ngày càng tăng,…) có thể sẽ phải bỏ những thiết bị cũ để mua các thiết bị mới gây tăng chi phí hay hạ tầng khó khăn cho việc nâng cấp.

1. Các thông số cần thiết khi chọn một thiết bị wifi:
1.1. Băng tần wifi
Hiện nay hầu hết các chuẩn WiFi đều hỗ trợ băng tần là 2.4 GHz và 5 GHz, tức là tần số thu phát sóng WiFi sẽ dao động nhỏ xung quanh các giá trị này (ví dụ dải tần WiFi 2.4 GHz là 2.401GHz- 2.495GHz).

Về lý thuyết, tần số càng cao thì tốc độ truyền tải dữ liệu càng lớn. Tuy nhiên tần số càng cao thì khả năng xuyên vật cản càng kém và vùng phủ càng nhỏ.

Thông thường người sử dụng hay chọn loại thiết bị phát có hỗ trợ cả 2 băng tần 2.4 Ghz và 5 Ghz; với băng tần 2.4 Ghz thì dành cho các thiết bị chỉ hỗ trợ băng tần này hoặc thiết bị cách bộ phát xa, có vật cản mà không bắt được 5 Ghz

1.2. Băng thông
Băng thông là tốc độ truyền tải dữ liệu của một đường truyền, băng thông càng lớn, tốc độ truyền dữ liệu sẽ càng cao. Hiện nay nhu cầu sử dụng băng thông của con người ngày càng tăng lên nhanh chóng nên các thiết bị hỗ trợ các cổng truyền dữ liệu với băng thông lên đến 1Gbs cũng ngày càng phổ biến và có giá thành hợp lý hơn.

1.3. Chuẩn wifi
Hệ thống wifi cũng được tiêu chuẩn hóa; hiện nay có 5 chuẩn wifi thông dụng 802.11a/b/g/n/ac, với mỗi chuẩn càng về sau thì hỗ trợ băng thông càng lớn. Hiện nay 802.11n là chuẩn WiFi được sử dụng phổ biến nhất nhờ khả năng tương thích cao và tốc độ đáp ứng tốt, cân bằng hiệu năng-độ phủ sóng cho nhiều nhu cầu sử dụng, hầu hết các thiết bị phát wifi từ giá rẻ đến wifi chuyên nghiệp đều hỗ trợ chuẩn này; và các chuẩn về sau sẽ hỗ trợ các thiết bị sử dụng chuẩn trước đó, như bộ phát wifi chuẩn 802.11n sẽ kết nối được các thiết bị sử dụng chuẩn 802.11a/b/g.

1.4. Số lượng cổng lan
Thông thường các thiết bị dù phát wifi nhưng đều có cổng lan để cho các thiết bị sử dụng cổng lan như tivi, máy tính, hay các router, access point khác; vì tín hiệu truyền qua dây lan bao giờ cũng nhanh và ổn định hơn tín hiệu truyền qua wifi. Tùy loại thiết bị router/access point mà hỗ trợ số lượng cổng lan khác nhau, loại cổng lan 10/100MBps (tối đa 100MBs) hay loại 10/100/1000MBps (tối đa 1GBps). Thiết bị càng có nhiều cổng lan có tốc độ truyền dẫn dữ liệu càng cao thì giá thành càng cao, nên tùy vào nhu cầu sử dụng mà chọn mua thiết bị có loại cổng và số cổng cho phù hợp.

2. Hệ thống wifi mesh
Hệ thống wifi mesh

WiFi Mesh có lẽ là công nghệ kết nối mạng được chú ý và sử dụng ngày càng phổ biến hiện nay. Mesh khắc phục được những vấn đề của Wi-Fi hiện nay như không thể phủ sóng đều khắp, chất lượng sóng bị suy giảm theo độ xa và các vật cản, khả năng chịu tải không lớn,… Với công nghệ mesh, vùng phủ sóng Wi-Fi rộng hơn, chất lượng sóng phủ đều, khả năng chịu tải lớn, tốc độ và độ ổn định cao, kết nối liên lạc trong toàn vùng phủ sóng nhờ chỉ dùng một SSID chung, dễ dàng lắp đặt, nâng cấp.

các thiết bị Mesh sẽ sử dụng một mạng duy nhất, điều này có nghĩa là ở bất kì nơi đâu trong phạm vi các thiết bị, chúng ta sẽ chỉ sử dụng 1 SSID, 1 password và sẽ không phải kết nối lại khi di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

So sánh giữa mạng wifi mesh và mạng thường

Hệ thống wifi mesh khác với wifi thông thường sử dụng repeater (bộ kích sóng hay bộ tiếp sóng) đó là các thiết bị phát wifi (node) trong hệ thống wifi mesh sẽ kết hợp với nhau để tạo ra 1 mạng wifi duy nhấ. Khi hoạt động, các node này giao tiếp với nhau để tối ưu hóa sóng phát ra sao cho mạng wifi là tốt nhất, càng tăng nhiều node thì vùng phủ wifi càng rộng và độ ổn định càng cao. Khác với hệ thống wifi thông thường thì mỗi thiết bị phát ra 1 mạng wifi riêng biệt kể cả khi cài đặt chung 1 SSID và 1 password, do vậy càng nhiều thiết bị phát thì độ nhiễu càng cao dẫn đến độ ổn định càng kém.

Thêm vào đó hệ thống các hãng phát triển hệ thống wifi mesh thường đi kèm là trình quản lý và cấu hình dễ dàng, thậm chí có cả app quản lý từ xa trên điện thoại, máy tính,… giúp ngay cả những người dùng không chuyên cũng có thể dễ dàng setup được 1 mạng wifi mesh cho gia đình.

Đối với các thiết bị thông minh thì hệ thống wifi mesh giúp cho các thiết bị hoạt động luôn ổn định, một số thiết bị có thể phải di chuyển qua lại giữa các phòng, các tầng thì với wifi mesh chúng ta không cần phải cài đặt lại mà chỉ cần mang đến vị trí mới và cấp nguồn là chạy vì thiết bị tự động nhận wifi tốt hơn ở vùng mới. Một số thiết bị thông minh phải lắp sau tường hay trên các vị trí có vật cản như công tắc thông minh thì vị trí nào sóng wifi yếu chúng ta chỉ cần thêm 1 node để mở rộng vùng phủ sóng đến vị trí đó mà không sợ nhiễu hay cài đặt phức tạp như hệ thống wifi thông thường.

Wifi mesh có nhiều ưu điểm vượt trội là vậy, tuy nhiên giá thành hiện nay vẫn còn cao hơn nhiều so với các thiết bị phát wifi thông thường.

Câu hỏi đặt ra là bạn có thực sự cần hệ thống WiFi mesh trong nhà hay không?

Nếu như bạn đang ở trong những căn nhà nhiều tầng, hoặc biệt thự, chung cư rộng lớn, có nhiều phòng, nhiều vật cản như tường, kính, gỗ,… và hệ thống WiFi của bạn đang gặp khá nhiều vấn đề, hoặc nếu như bạn sử dụng nhiều thiết bị smarthome và muốn cấu hình chúng dễ dàng hơn thì WiFi mesh là một sự lựa chọn sáng suốt.

Nhưng ngược lại, nếu nhà bạn có diện tích nhỏ, ít phòng, ít vật cản, hay chỉ có một vài thiết bị, nhu cầu sử dụng wifi và internet không nhiều thì chỉ cần một con router WiFi vài trăm ngàn là đã đủ xài.

Hệt thống wifi và internet trong nhà hiện nay không thể thiếu đối với mỗi gia đình, mặc dù từ bài viết này các bạn có được những thông tin cần thiết để có thể lựa chọn cho mình một hệ thống wifi thì việc lựa chọn mua thiết bị và cài đặt như nào để cho wifi trong gia đình vừa ổn định mà chi phí tối ưu nhất thì không hề dễ dàng. Tôi khuyên bạn nên tham khảo các bên cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống wifi chuyên nghiệp để có được lựa chọn tốt nhất. Bởi nếu bạn tự ý mua về rồi tự cài đặt mà không đáp ứng đủ nhu cầu, khi đó phát sinh thêm hay nặng hơn là phải thay toàn bộ hệ thống wifi thì chi phí sẽ tốn hơn rất nhiều.

Trả lời

Bài viết liên quan